Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên:
3.1. Có kiến thức cơ bản về sinh dược học, sinh khả dụng, tương đương sinh học.
3.2. Có kiến thức và kỹ năng vận dụng các phương pháp tiệt khuẩn vào sản xuất dược phẩm.
3.3. Có kiến thức và kỹ năng về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc lỏng như dung dịch, siro, elixir, nước thơm, nhũ tương, hỗn dịch, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm…

Giới thiệu môn BCCNDI



Học phần “Bào chế và công nghệ dược II” cung cấp kiến thức về cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành các dạng thuốc như cồn thuốc, rượu thuốc, thuốc mềm dùng cho da và niêm mạc, thuốc đặt, thuốc cốm, thuốc bột, thuốc viên nén, viên nang, viên bao…. Ngoài ra, học phần cũng giúp học viên nắm được các quy trình công nghệ phổ biến như sấy, xay nghiền, khuấy trộn và nén dập vật liệu được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm.

Giới thiệu môn BCCNDII

Sau khi học xong, sinh viên có thể:

 1. Mô tả được quá trình nghiên cứu sản xuất thuốc ra thị trường, các quy định GMP trong sản xuất thuốc. 

2. Viết đúng hồ sơ chất lượng đăng ký thuốc thành phẩm. 

3. Sử dụng thuần thục phần mềm thông minh để thiết kế công thức bào chế thuốc. 

4. Ứng dụng phương pháp điều chế hệ phân tán rắn và phương pháp tạo phức để cải thiện được độ hòa tan của một chất khó tan. 

5. Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng sinh khả dụng các thuốc dạng uống và các thuốc ngoài đường uống. 

6. So sánh được sự khác nhau giữa mỹ phẩm và dược mỹ phẩm. 

7. Phân biệt được các đặc điểm và lựa chọn thành phần, phương pháp bào chế các dạng thực phẩm chức năng

Giới thiệu môn ĐHCB